Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề: Gia Đình

Bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp mà bạn không biết phải xưng hô bằng ngoại ngữ như thế nào đối với các chức danh trong gia đình chưa? Gia đình vốn là chủ đề rất quan thuộc với bất cứ ai, nhưng sự phân cấp bậc trong tiếng Việt chi tiết hơn tiếng Anh rất nhiều, nên việc sử dụng từ vựng tiếng Anh về các chức danh cũng khó áp dụng.

1. Từ vựng tiếng Anh về các thành viên trong gia đình

Sau đây  sẽ tổng hợp từ vựng tiếng Anh về chủ đề gia đình theo nhóm để giúp bạn ghi nhớ và vận dụng từ vựng một cách hiệu quả hơn.

A/ Từ vựng tiếng Anh về thế hệ lớn hơn mình

  • Grandparents /ˈɡrænpeərənt/: Ông bà
  • Grandfather /ˈɡrænfɑːðə(r)/: Ông ngoại/ Ông nội
  • Grandmother /ˈɡrænmʌðə(r)/: Bà ngoại/ bà nội
  • Aunt /ɑːnt/: Cô/ dì
  • Uncle /ˈʌŋkl/: Cậu/ chú
  • Cousin /ˈkʌzn/: Anh chị em họ
  • Father-in-law /ˈfɑːðər ɪn lɔː/: Bố chồng/ vợ
  • Mother-in-law /ˈmʌðər ɪn lɔː/: Mẹ chồng/ vợ
  • Sister-in-law /ˈsɪstər ɪn lɔː/: Chị dâu / em dâu
  • Brother-in-law /ˈbrʌðər ɪn lɔː/: Anh rể, em rể

B/ Từ vựng về các thành viên trong gia đình

  • Parents /ˈpeərənt/: Ba mẹ
  • Stepparent /ˈstepˌpeə.rənt/: Cha mẹ kế
  • Mother /ˈmʌðə(r)/: Mẹ
  • Father /ˈfɑːðə(r)/: Bố
  • Sibling /ˈsɪblɪŋ/: Anh chị em ruột
  • Spouse /spaʊs/: Vợ chồng
  • Husband /ˈhʌzbənd/: Chồng
  • Wife /waɪf/: Vợ
  • Child /Children/tʃaɪld/ ˈtʃɪldrən/: Con cái
  • Daughter /ˈdɔːtə(r)/: Con gái
  • Son /sʌn/: Con trai
Từ vựng gia đình tiếng Anh - Người trong gia đình tiếng Anh

Từ vựng gia đình tiếng Anh – Người trong gia đình tiếng Anh (từ vựng về family)

  • Stepfather /ˈstepfɑːðə(r)/: Cha dượng
  • Stepmother /ˈstepmʌðə(r)/: Mẹ kế
  • Ex-husband /eksˈhʌzbənd/: Chồng cũ
  • Ex-wife /eks-waɪf/: Vợ cũ
  • Half-brother /ˈhɑːf brʌðə(r)/: Anh/em trai cùng cha/mẹ khác mẹ/cha
  • Step brother /ˈstepˌbrʌ.ðər/: Con trai riêng của bố/mẹ kế
  • Half-sister /ˈhɑːf sɪstə(r)/: Chị/em gái cùng cha/mẹ khác mẹ/cha
  • Step sister /ˈstepˌsɪs.tər/: Con gái riêng của bố mẹ kế
  • Younger /Little sister/jʌŋər/ˈlɪt.əl sɪstər/: Em gái
  • Younger /Little brother/jʌŋər/ˈlɪt.əl ˈbrʌðər/: Em trai
  • Older sister /oʊldər sɪstər/: Chị gái
  • Older brother /oʊldər ˈbrʌðər/: Anh trai
  • C/ Từ vựng tiếng Anh về thế hệ con cháu

    • Grandchildren /ɡrændˈtʃɪl.drən/: Các cháu (của ông bà)
    • Granddaughter /ˈɡrændɔːtə(r)/: Cháu gái (của ông bà)
    • Grandson /ˈɡrænsʌn/: Cháu trai (của ông bà)
    • Nephew /ˈnefjuː/: Cháu trai ( của cô/ dì/ chú …)
    • Niece /niːs/: Cháu gái ( của cô/ dì/ chú …)

    D/ Các kiểu gia đình trong tiếng Anh

    Dưới đây là các loại gia đình trong tiếng Anh:

    • Nuclear family  /ˈnu·kli·ər ˈfæm·ə·li/ (n): Gia đình hạt nhân
    • Extended family  /ɪkˈsten·dɪd ˈfæm·ə·li/(n): Đại gia đình
    • Single parent /ˈsɪŋ.ɡəl ˈper.ənt/ (n): Bố/mẹ đơn thân
    • Only child /ˌoʊn.li ˈtʃaɪld/ (n): Con một
    • Immediate family: gia đình ruột thịt (bao gồm ba, mẹ & anh chị em ruột)
    • Loving family: close-knit family : gia đình êm ấm (mọi thành viên trong gia đình đều yêu thương nhau, có quan hệ tốt)
    • Dysfunctional family: gia đình không êm ấm (các thành viên trong gia đình không yêu thương nhau, hay tranh chấp, cãi vã…)
    • Broken home: gia đình tan vỡ
    • Adoptive parents: gia đình nhận nuôi đứa bé (bố mẹ nuôi)

    E/ Từ vựng miêu tả các mối quan hệ trong gia đình

    • Close to /kloʊs tə/: Thân thiết với
    • Get along with /ɡet əˈlɒŋ wɪð/: Có mối quan hệ tốt với
    • Admire /ədˈmaɪr/: Ngưỡng mộ
    • Rely on /rɪˈlaɪ ɑːn/: Dựa dẫm vào tin tưởng vào
    • Look after /lʊk ˈæf.tɚ/: Chăm sóc
    • Bring up /brɪŋ ʌp/: Nuôi nấng
    • Age difference /eɪdʒ ˈdɪf.ɚ.əns/: Khác biệt tuổi tác

    F/ Các từ tiếng Anh về gia đình khác

    • Family tree: sơ đồ gia đình, để chỉ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
    • Distant relative : họ hàng xa (cũng thuộc trong họ hàng nhưng ko gần gũi)
    • Carefree childhood: tuổi thơ êm đềm (không phải lo lắng gì cả)
    • Troubled childhood: tuổi thơ khó khăn (nghèo khó, bị lạm dụng…)
    • Divorce (v) (n): li dị, sự li dị
    • Bitter divorce: li thân (do có xích mích tình cảm)
    • Messy divorce: li thân và có tranh chấp tài sản
    • Custody of the children: quyền nuôi con (sau khi li dị ba mẹ sẽ tranh chấp quyền nuôi con)
      • Grant joint custody: vợ chồng sẽ chia sẻ quyền nuôi con
      • Sole custody: chỉ vợ hoặc chồng có quyền nuôi con
      • Pay child support: chi trả tiền giúp nuôi con.
      • Give the baby up for adoption: đem con cho người ta nhận nuôi
      • Blue blood: dòng giống hoàng tộc
      • A/the blue-eyed boy: đứa con cưng

      2. Cụm từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình

      Ngoài các từ về gia đình trong tiếng anh trên, cụm từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình là loại từ quan trọng bạn không thể bỏ qua đấy! Cùng tham khảo nhé!

      • Bring up: nuôi, nuôi dưỡng

      Ví dụ: I was brought up by my grandparents from a young age. (Tôi được ông bà nuôi dưỡng từ nhỏ.)

      • Grow up: trưởng thành, khôn lớn

      Ví dụ: When I grow up, I want to be a doctor. (Khi lớn lên, tôi muốn làm bác sĩ.)

      • Take care of/Look after: chăm sóc

      Ví dụ: My grandmother looked after me when I was sick. (Bà tôi đã chăm sóc tôi khi tôi bị ốm.)

      • Get married to sb: cưới ai làm chồng/vợ

      Ví dụ: She has just got married. (Cô ấy vừa mới kết hôn.)

      • Give birth to: sinh em bé

      Ví dụ: Anna has just given birth to a lovely girl. (Anna vừa mới sinh một bé gái xinh xắn.)

      • Take after: giống (ngoại hình)

      Ví dụ: Everyone says I take after my father. (Ai cũng bảo tôi giống hệt bố tôi.)

      • Run in the family: có chung đặc điểm gì trong gia đình

      Ví dụ: The high nose runs in my family.. (Gia đình tôi ai có mũi cao.)

      • Have something in common: có cùng điểm chung

      Ví dụ: I and john have many things in common. (Tôi với John có rất nhiều điểm tương đồng.)

      • Get on with/get along with somebody: hoàn thuận với ai

      Ví dụ: My father and always get along with each other. (Tôi và bố luôn luôn hòa hợp với nhau.)

      • Get together: tụ họp

      Ví dụ: My family get together once a week. (Gia đình tôi tụ họp một tuần một lần.)

      • Tell off: la mắng

      Ví dụ: Mom told me off for breaking the vase. (Tôi bị mẹ la mắng vì làm vỡ bình hoa.)

      • Fall out (with sb): cãi nhau với ai

      Ví dụ: Tim left home after falling out with his parents. (Tim bỏ nhà ra đi sau khi cãi nhau với bố mẹ.)

      • Make up (with sb): làm hòa với ai

      Ví dụ: You still haven’t made up with him? (Bạn vẫn chưa làm hòa với anh ấy à?)

      3. Các mẫu câu sử dụng từ vựng tiếng Anh chủ để gia đình

      Các từ vựng về gia đình trong tiếng Anh

      3.1. Mẫu hội thoại hỏi đáp sử dụng từ vựng về chủ đề gia đình

      Dưới đây là các mẫu hỏi đáp khá thú vị xoay xung quanh chủ đề gia đình có sử dụng các từ vựng trên:

      A: Why do grandparents love their grandchildren so much?

      (Tại sao ông bà lại yêu thương các cháu của mình đến vậy?)

      B: They may seem to love their grandchildren more because now they are at a time of their life when they have time and money they may not have had when they were raising their children.

      (Họ có vẻ yêu thương những đứa cháu của mình hơn vì bây giờ họ đang ở thời kì họ có cả thời gian và tiền bạc mà họ có thể không có khi họ nuôi con cái của mình)

      A: What is the difference between half-brother and step-brother?

      (Sự khác biệt giữa anh trai cùng cha khác mẹ và anh trai kế là gì?)

      B: A half-brother is one that shares mother or father with you. You can understand that either your mother, or your father, is also the natural parent of that person. A step-brother is one who is not blood relative at all. Rather, he is the natural child of a spouse of your father or mother.

      (Anh trai cùng cha khác mẹ là anh em có cùng cha hoặc mẹ với bạn. Bạn có thể hiểu rằng mẹ của bạn, hoặc cha của bạn, cũng là cha mẹ đẻ của người đó. Anh trai kế là một người không cùng huyết thống. Đúng hơn, anh ta là con riêng của cha hoặc mẹ bạn.)

      A: Do you know why mothers are so important in our life?

      (Bạn có biết tại sao mẹ lại rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta?)

      The physical and emotional of mother provides us with two things: protection from stress and emotional regulation, both of which are important to healthy brain development and everyone’s future well-being.

      (Thể chất và tình cảm của mẹ cung cấp cho chúng ta hai thứ: bảo vệ chúng ta khỏi căng thẳng và điều chỉnh hướng cảm xúc, cả hai đều này đều quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của não bộ và ảnh hưởng tới hạnh phúc trong tương lai của mỗi người.)

      Ngoài ra còn một số điều khác trong gia đình như cách xưng hô, bình thường bạn khi ở nhà những đứa trẻ thường sẽ gọi mẹ là “mom”, “dad”. Còn giữa vợ chồng sẽ có một số hình thức xưng hô ngọt ngài như “honey”,…

      3.2. Mẫu câu giao tiếp thông dụng về chủ đề gia đình tiếng Anh

      • This is a photo of my family: Đây là bức ảnh của gia đình tôi
      • How many children do you have: Bạn có bao nhiêu con?
      • There are nine people in my family: Gia đình tôi có chín người.
      • I have a large family: Tôi có một đại gia đình
      • You’re just like your mother: Bạn giống mẹ bạn quá.
      • You take after your father: Chị ấy rất giống bố chị ấy
      • I’m the picture of my mother: Tôi giống mẹ tôi như tạc vậy.
      • My gandparents are still living: Ông bà tôi vẫn còn khỏe mạnh.
      • My godparents are doctors: Bố mẹ đỡ đầu của tôi đều là bác sĩ.
      • I grew up in a very close, loving family: Tôi lớn lên trong một gia đình đầm ấm và hạnh phúc.
      • I would like to thank my family: Tôi muốn cám ơn gia đình tôi.
      • We are all family: Chúng tôi đều là người một nhà
      • Have you got a big family? Bạn có 1 gia đình đông người chứ?
      • How many people are there in your family? Gia đình của bạn có bao nhiêu người?
      • Have you got any brothers or sisters? Bạn có người anh hay người chị nào chứ?
      • There are five people in my family. Gia đình tôi có 5 người
      • What’s your sister name? Tên chị gái của bạn là gì?
      • What’s your brother name? Tên anh trai của bạn là gì?
      • May i have her name? Tôi có thể biết tên cô ấy được chứ?
      • How’s the family? Gia đình bạn thế nào?
      • How’s everybody doing? Mọi người đều khỏe cả chứ?
      • Very well. Rất khỏe

      3.3. Những đoạn hội thoại thông dụng trong chủ đề gia đình

      Cùng vận dụng những từ vựng tiếng Anh gia đình trên đây vào những đoạn hội thoại thường ngày nào. Dưới đây là 2 đoạn hội thoại bạn có thể tham khảo.

      Đoạn hội thoại 1

      • Amit: Hugo, are you free this weekend?
      • Hugo: Yes, I am. What’s up?
      • Amit: We’ll organize a birthday party for my father. I’d like to invite you.
      • Hugo: Thank you. I’d love to. Will your whole family be there?
      • Amit: Yes. And some friends, my uncles, aunts. And some counsins will be attend in the party.
      • Hugo: Are your aunts your mother’s or father’s sister?
      • Amit: They’re my father’s sisters.
      • Hugo: Wow, you have a big family.
      • Amit: Yes, I do.

      Đoạn hội thoại 2

      • Amit: Hugo, you’ve got a promotion and now earn more money.
      • Hugo: Yes, but I’d like to thank my family for standing by me the whole time.
      • Amit: Do you have any plan for the future?
      • Hugo: Yes. I’d like to spend more time with my family.
      • Amit: Great!

      4/ Cách nhớ các từ vựng tiếng Anh về Gia đình hiệu quả

      Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Gia đình rất đơn giản và dễ nhớ, tuy nhiên nếu chỉ thuộc lòng theo cách truyền thống sẽ rất mau quên từ. Dưới đây là những cách gợi ý để học từ vựng dễ nhớ và hiệu quả.

      4.1/ Đặt câu với từ cần học

      Đọc chẳng hạn và hiểu được cách sử dụng từ không chưa phải là toàn bộ để nhớ được từ. Cách độc nhất vô nhị để biến nó thành của mình là sử dụng. Hãy tự đặt một số chẳng hạn khác nhau với từng ý nghĩa của từ bạn học được nhé!

      4.2/ Ghi âm từ vựng

      Bạn vận dụng càng hiểu giác quan vào việc học, bạn sẽ càng nhớ kiến thức lâu hơn. Việc nghe lại giọng của chính mình khi đọc to một từ giúp chúng ta tưởng tượng ra sự cử động của miệng khi phát âm, từ đó tạo sự kết nối dưới não bộ.

      Hãy dùng ứng dụng ghi âm dưới điện thoại và ghi lại cách mình phát âm những từ đang học, mỗi từ lặp lại 2-3 lần. Bạn có thể lưu bản ghi âm này và nghe mọi lúc mọi nơi, thậm chí nghe dưới lúc ngủ!

      4.3/ Làm flashcards, ghi chú

      Flashcards là cách phổ biến để học từ mới. Bạn có thể sử dụng những tờ giấy nhớ nhiều màu sắc và dán chúng tại nơi mà bạn thường xuyên nhìn. Nếu bạn thuộc tuýp học bằng trực quan, thiết kế một hình đơn giản miêu tả định nghĩa của từ là một cách hay.

      Hàng ngày, hãy mang một số loại flashcard của bạn ra và ôn tập một lượt.

      4.4/ Học một số từ liên quan

      Khi học từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình, nếu như bạn đang học từ “child ”, đừng chỉ dừng lại tại đó. Hãy dùng một quyển từ điển hoặc mạng Internet để tìm thêm một số từ liên quan và một số cách diễn đạt khác.

Gọi điện thoại
0397.573.462
Chat Zalo